Tăng huyết áp nguyên phát, hay còn gọi là tăng huyết áp vô căn là chứng bệnh tăng huyết áp phổ biến, chiếm đến 95% số trường hợp và biến chứng dần theo thời gian.
Bệnh tăng huyết áp vô căn hay tăng huyết áp nguyên phát là một dạng cao huyết áp mà bác sĩ không thể xác định rõ nguyên nhân. Nguyên căn của bệnh xuất phát từ việc lực áp suất tác động đến thành động mạch, do tim tạo ra để vận chuyển máu đi khắp cơ thể. Tăng huyết áp xảy ra khi cường độ áp suất mạnh hơn mức bình thường.
Các biến chứng thường gặp
☑️ Động mạch tổn thương vĩnh viễn: tăng huyết áp lâu dài khiến động mạch tổn thương, trở nên ít co giãn và cứng hơn. Do vậy, chất béo trong máu cũng dễ dàng tích tụ trong động mạch, dần hạn chế lưu lượng máu, gây tắc nghẽn, tăng huyết áp, đau tim và đột quỵ.
☑️ Biến chứng tại tim do tăng huyết áp: tăng huyết áp vô căn nói riêng và các loại tăng huyết áp nói chung làm giảm lượng máu cung cấp đến não, gây ra những cơn thiếu máu não thoáng qua (TIAs). Nếu dòng máu tắc nghẽn đáng kể.
☑️ Biến chứng ngoài tim và não: khi huyết áp tăng sẽ dẫn đến tăng áp lực lọc lên tổ chức thận, lâu dần gây suy thận. Tại mắt có thể gây biến chứng phù đáy mắt, xuất huyết đáy mắt, giảm thị lực, mù mắt. Tăng huyết áp không kiểm soát cũng có thể ảnh hưởng tới khả năng ghi nhớ, giao tiếp và suy đoán.
Chẩn đoán
Kiểm tra huyết áp thường xuyên là cách tốt nhất để theo dõi sát tình trạng huyết áp của mình. Chỉ số huyết áp thường được viết dưới dạng phân số, chẳng hạn như 120/80 mmHg, với mmHg là đơn vị đo huyết áp. Theo đó, hai chỉ số cần lưu ý khi kiểm tra chẩn đoán huyết áp vô căn là: chỉ số huyết áp tâm thu và áp suất tâm trương.
Chỉ số huyết áp có thể dao động lên xuống trong ngày, chúng thay đổi sau khi tập thể dục, nghỉ ngơi, lúc cơ thể bị đau và khi bạn căng thẳng hoặc tức giận. Một số nghiên cứu cho thấy, đôi khi chỉ số huyết áp tăng cao không có nghĩa chúng ta bị tăng huyết áp. Người bệnh chỉ được chẩn đoán bị cao huyết áp trong trường hợp kết quả đo từ 2 – 3 lần đều vượt phạm vi lý tưởng. Chẩn đoán tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu ≥ 130 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 80 mmHg (theo trường môn tim mạch Hoa Kỳ 2017).
Sau khi kiểm tra các chỉ số huyết áp, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân có thể tìm được của tăng huyết áp bao gồm: chức năng thận, mạch máu thận, chức năng tuyến giáp, chức năng tuyến thượng thận, siêu âm tim, điện tâm đồ, siêu âm bụng, đa ký giấc ngủ….
Tăng huyết áp vô căn nếu được tầm soát, phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể phòng ngừa biến chứng nguy hiểm. Người có yếu tố nguy cơ cần kiểm tra sức khỏe tim mạch định kỳ và đo huyết áp thường xuyên tại nhà để phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp. |