Do không xác định được chính xác nguyên nhân nên người bệnh được chẩn đoán mắc chứng tăng huyết áp vô căn cần được thường xuyên theo dõi sức khỏe và có liệu trình điều trị phù hợp.

Các yếu tố gây nên bệnh tăng huyết áp vô căn nguyên phát

☑️ Tuổi già: theo thời gian, cơ thể già đi kéo theo sự mất đàn hồi của các mạch máu, dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp. Thực tế cho thấy, nữ giới từ 60 tuổi trở lên có nguy cơ bị tăng huyết áp cao hơn so với nam giới ở cùng nhóm tuổi.

☑️ Di truyền: tiền sử gia đình và tác động di truyền là 2 yếu tố khiến bệnh tăng huyết áp ngày một gia tăng ở trẻ em.

☑️ Béo phì: chế độ ăn uống không lành mạnh với lượng lớn dầu mỡ khiến nhiều người mắc bệnh béo phì. Yếu tố này đẩy mạnh nguy cơ mắc tăng huyết áp ở nhiều người.

☑️ Tiêu thụ quá nhiều muối: có đến gần 1/3 số trường hợp bị tăng huyết áp vô căn nguyên phát có liên quan đến việc tiêu thụ quá nhiều muối. Nguyên nhân là vì muối làm tăng giữ nước, dẫn đến tăng huyết áp.

⏩ Với trường hợp nhẹ
Người bệnh trong nhóm này có thể được bác sỹ chẩn đoán và đưa ra phác đồ không cần điều trị bằng thuốc. Theo đó, bác sĩ có thể sẽ đưa ra những gợi ý thay đổi lối sống cũng như cách phòng ngừa tăng huyết áp đột ngột, từ đó ngăn chặn nguy cơ phát triển bệnh tim mạch. Trong trường hợp người bệnh có dấu hiệu tăng huyết áp, cần hạn chế:

☑️ Tối đa sử dụng các chất kích thích, bia, rượu, thuốc lá,…
☑️ Tập thể dục 30 phút mỗi ngày cũng giúp kiểm soát chỉ số huyết áp hiệu quả
☑️ Tránh tiêu thụ lượng muối vào cơ thể quá nhiều, bổ sung nhiều rau xanh và trái cây, ăn mỡ thực vật thay vì mỡ động vật, hạn chế đồ cay nóng,…

Tăng huyết áp có thể gây rối loạn nhịp tim

⏩ Với trường hợp nặng
Một số nhóm thuốc thường dùng gồm nhóm thuốc lợi tiểu, nhóm thuốc ức chế canxi, nhóm thuốc chẹn beta, nhóm thuốc tác động lên thần kinh trung ương, nhóm thuốc ức chế men chuyển và ức chế thụ thể angiotensin.

 Với trường hợp trầm trọng
Nếu tăng huyết áp trầm trọng (huyết áp đạt đến 180/110mmHg) là báo hiệu vô cùng nguy hiểm. Bệnh nhân cần được điều trị chuyên khoa càng sớm càng tốt, giảm tối đa những biến chứng nguy hiểm làm tổn thương tim mạch và não bộ.

Tăng huyết áp vô căn nếu được tầm soát, phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể phòng ngừa biến chứng nguy hiểm. Người có yếu tố nguy cơ cần kiểm tra sức khỏe tim mạch định kỳ và đo huyết áp thường xuyên tại nhà để phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp.